Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 715 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, GHPGVN tổ chức lễ cung rước và an vị tôn tượng ngọc bích của Ngài từ ngày 24/11 tới ngày 03/12. So với những tôn tượng từng được chế tác, tôn tượng này có gì đặc biệt? Mời bạn cùng Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trong dịp Đại lễ tưởng niệm 715 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, được sự chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lễ cung rước và an vị tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông diễn ra từ ngày 24 – 27/11/2023 (nhằm ngày 12 – 15/10 năm Quý Mão) với hành trình qua nhiều ngôi chùa gồm chùa Phúc Sơn (Bắc Giang), chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), chùa Phúc Sơn (Bắc Giang).
Tôn tượng Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông có gì đặc biệt?
Tôn tượng Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông được chế tác từ viên ngọc bích được khai thác ở Canada với trọng lượng hơn 8,8 tấn, do các nghệ nhân đá quý hàng đầu thế giới cùng nghệ nhân lành nghề Việt Nam thực hiện, mang đến đường nét hài hòa trong nghệ thuật và văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Tôn tượng Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng ngọc bích.
Không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật chế tác, tôn tượng Phật ngọc Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông còn mang ý nghĩa sâu sắc về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện sự biết ơn và tri ân thành tâm nhất của hậu thế với công lao của Phật hoàng.
Chiều 26/11, Lễ cung nghinh Tôn tượng Phật ngọc – Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông diễn ra trang nghiêm tại chùa Yên Hoàng đế Trần Nhân Tông (1278 – 1293) tên húy là Trần Khâm quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc phường Lộc Vượng thành phố Nam Định). Ngài là con trưởng của Thánh Tông Trần Hoảng, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu Trần Thị Thiều. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, khi sinh ra thân Ngài có màu sắc hoàng kim, nước da vàng sáng nên gọi Ngài là Phật kim. Ngay còn khi còn nhỏ tuổi, Ngài đã rất hiếu học, thông minh trí tuệ, đọc hết sách vở, thông nội kinh điển và ngoại điển.Năm 1274, khi tròn 16 tuổi Ngài được phong làm Hoàng Thái tử sau 2 lần từ chối ngôi vị nhưng vua cha không đồng ý. Sau đó, vua cha cưới Trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc Mẫu cho Ngài tức là Khâm Từ Hoàng hậu sau này. Hai vợ chồng sống hạnh phúc, vui hòa nhưng tâm Ngài vẫn luôn hướng đến việc tu hành.Khi trưởng thành, Ngài đặc biệt được vua cha quan tâm nhắm chuẩn bị cho việc kế tục ngai vàng, chấn hưng Đại Việt. Năm lên 21 tuổi (năm 1279), Ngài lên ngôi Hoàng đế hiệu là Trần Nhân Tông, tự xưng là Hiếu Hoàng. Dù ở vị trí cao sang nhưng Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh và thường đến chùa Tư Phước tu tập. Sau 14 năm trị vì đất nước, năm 1293 Ngài nhường ngôi báu cho con là Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) lên ngôi Thái Thượng Hoàng, chuẩn bị cho con đường xuất gia tu hành.
Tháng 10/1299, Ngài xuất gia tu hành ở núi Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Tại đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) lấy danh hiệu là Hương Vân Đại Đầu đà và sáng lập nên dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Cùng tư tưởng “Hòa quang đồng trần” – Phật giáo nhập thế, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã khéo léo gắn kết đạo và đời, lấy đạo xây đời, hết lòng vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.Sau đó Ngài lập chùa, cất tinh xã, khai giảng tiếp độ chúng Tăng vì vậy học chúng đua nhau đến rất đông. Ngài đến chùa Phổ Minh ở Phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định) lập giảng đường dạy mấy trăm năm. Ngài lại vân du đến Bố Chính Lập am Tri Kiến (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) rồi ở đó. Tu tập trên núi Yên Sơn thành tựu được sự giác ngộ, Ngài xuống núi đi hoằng dương chánh pháp làm lợi lạc cho chúng sinh.Năm 1308, sau nhiều năm tu tập, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông (hiệu là Trúc Lâm Yên Tử Đại sĩ) viên tịch tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử và được suy tôn là Phật hoàng Trần Nhân Tông (hay còn gọi là vua Phật Việt Nam). Với những đóng góp của Phật hoàng Trần Nhân Tông trong đạo và đời, Ngài chính là linh hồn của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, vĩnh viễn bất sanh bất diệt trong lòng hậu thế.
TH AN VIÊN.